Phòng tránh nguy cơ mù lòa do bệnh lý glôcôm

Phòng tránh nguy cơ mù lòa do bệnh lý glôcôm

Thuật ngữ “Glôcôm” được dùng để gọi một nhóm bệnh có những đặc điểm chung là nhãn áp tăng qua mức chịu đựng của mắt, lõm, teo đĩa thì thần kinh và tổn hại thị trường đặc hiệu.

Phòng tránh nguy cơ mù lòa do bệnh lý glôcôm 

Ảnh minh hoạ

 

Theo số liệu điều tra tại Việt Nam cho thấy, glôcôm là nguyên nhân thứ 2 (sau bệnh đục thể thủy tinh) gây mù và các bệnh đáy mắt với tỉ lệ là 4%. Tỉ lệ người mắc bệnh glôcôm là 2,1% dân số trên 40 tuổi.

Theo các nghiên cứu dự báo số lượng bệnh nhân glôcôm trên thế giới sẽ tăng lên đáng kể vào những năm tới, ước tính sẽ có khoảng 80 triệu người mắc glôcôm vào năm 2021, chiếm tỷ lệ 2,86% ở những người hơn 40 tuổi, trong đó 11,2 triệu người mù do bệnh.

Bệnh glôcôm gây tổn hại các tế bào hạch võng mạc (một loại neuron thần kinh ở mắt). Các tế bào này không có khả năng tăng sinh, tái tạo. Do vậy các tổn hại thị giác trong glôcôm không hồi phục được. Trong các bệnh gây mù lòa về mắt, bệnh glôcôm được xếp vào loại mù lòa không chữa được. Hiện nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh vẫn còn có nhiều điểm chưa rõ ràng nên không thể phòng ngừa mắc bệnh. Chúng ta có thể phòng tránh được mù lòa do glôcôm bằng cách phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật và phải được theo dõi thường xuyên, tái khám định kỳ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh glôcôm

Bệnh glôcôm thường khởi phát đột ngột buổi chiều tối, hoặc khi người bệnh đang cúi xuống đọc sách và sau những sang chấn tinh thần mạnh.

Biểu hiện dễ nhận thấy là mắt đau đột ngột, đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ, có thể chỉ mờ như nhìn qua màn sương nhưng cũng có thể giảm thị lực trầm trọng xuống còn đếm ngón tay hoặc bóng bàn tay. Sờ tay vào mắt thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi.

Đôi khi người bệnh thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt, mi mắt, sưng nề, mắt đỏ theo kiểu cương tự rìa, giác mạc phù nề mờ đục. Khi có những triệu chứng như trên người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt, đo nhãn áp và xử trí kịp thời.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh glôcôm:

- Những người trên 35 tuổi. Tuổi càng cao, khả năng bị Glôcôm càng lớn.

- Những người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm.

- Người có tiền sử dùng steroid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân).

- Những bệnh nhân có bệnh toàn thân như: đái tháo đường, cao huyết áp…

- Những người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn glôcôm.

Điều trị và các phòng tránh bệnh Glôcôm:

Bệnh glôcôm là một cấp cứu nhãn khoa. Khi phát hiện mắc bệnh glôcôm cần được điều trị ngay bằng thuốc tra mắt và uống thuốc hạ nhãn áp, các thuốc này phải được sử dụng theo chỉ định, theo dõi chặt chẽ của bác sĩ nhãn khoa.

Mục đích của việc điều trị glôcôm là ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác. Bệnh nhân khi mắc bệnh glôcôm nhất thiết phải đi khám định kỳ, được các bác sĩ nhãn khoa tư vấn, theo dõi thường xuyên theo một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác.

 Bệnh glôcôm có yếu tố di truyền nên người bệnh và những người ruột thịt của bệnh nhân cần có kiến thức để phát hiện bệnh glôcôm sớm và đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để có phương pháp điều trị kịp thời.

Báo SKĐ

Để lại bình luận của bạn

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài