Ngày tránh thai thế giới (26/9)

Ngày tránh thai thế giới (26/9)
Hình ảnh tin tức      Ngày tránh thai thế giới (26/9)

                                                     Ngày tránh thai thế giới (26/9)

1. Nguồn gốc (lịch sử) Ngày tránh thai thế giới

    Vào những năm đầu thế kỷ 21, kết quả các cuộc khảo sát đa quốc gia về tham dò thái độ của giới trẻ trong quan hệ tình dục tại Châu Âu cho thấy mức độ đáng báo động về quan hệ tình dục không được bảo vệ cũng như kiến thức, hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn thiếu hụt trong giới trẻ. Các chương trình giáo dục sưc khỏe, giáo dục giới tính trong hệ thống nhà trường không đủ để cung cấp thông tin một cách toàn diện về vấn đề này. Điều đó dẫn đến hang năm có tơi 1/3 trong sô 205 triệu trường hợp mang thai trên thế giới là mang thai ngoài ý muốn; 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đương tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25.

    Trước tình hình đó, liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội khoa học và y học quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sinh sản đã thống nhất lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày tránh thai thế giới và phát động lần đầu tiên vào ngày 26/9/2007 tại Châu Âu.

2. Ý nghĩa Ngày tránh thai thế giới: một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ chủ động về hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.

3. Mục đích truyền thông ngày tránh thai thế giới:  nâng cao nhận thức cho giới trẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên (VTN, TN), phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các biện pháp tránh thai để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt để không mang thai ngoài ý muốn. Nâng cao nhận thức về lợi ích của việc tránh thai, nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng các phương tiện tránh thai (PTTT), vấn đề xã hội hóa các PTTT tại Việt Nam, về chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), các biện pháp tránh thai an toàn.

4. Nội dung: truyền thông để biết và lựa chọn, sử dụng các biện pháp tránh thai sau đây:

1.     Bao cao su: vừa tránh thai an toàn, hiệu quả vừa phòng nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

2.     Viên thuốc uống tránh thai: uống thuốc hàng ngày để tránh thai

3.     Thuốc viên tránh thai khẩn cấp: uống sau quan hệ tình dục trong vòng 5 ngày, tốt nhất là trong vòng 72 giờ (3 ngày), càng uống sớm hiệu quả càng cao, không nên lạm dụng.

4.     Thuốc tiêm tránh thai: tiêm mội mũi tránh thai được 03 tháng.

5.     Thuốc cấy tránh thai: cấy que tránh thai được 3-5 năm

6.     Dụng cụ tử cung (vòng): tránh thai lâu dài, thực hiện ở cơ sở y tế, chỉ nên sử dụng khi đã có con.

7.     Tính vòng kinh: hiệu quả không cao, dễ bị “vỡ kế hoạch”

 

 5. Chủ đề và khẩu hiệu tuyên truyền:

 Chủ đề: Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn”.

Các khẩu hiệu tuyên truyền:

- Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn.

- Phụ nữ cần nắm vững thông tin về các biện pháp tránh thai để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình

- Hãy chủ động sử dụng biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn.

- Không mang thai ở tuổi vị thành niên vì tương lai, hạnh phúc của chính bạn.

- Hãy lắng nghe cơ thể để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp và an toàn cho chính mình.

- Chủ động tránh thai, trách nhiệm không chỉ riêng ai.

                                                                                                                                    Tổ Truyền thông