1.
Nguốn gốc (lịch sử) ngày Người
quốc tế cao tuổi:
Năm 1982, lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc đã
tiến hành Đại hội thế giới về Tuổi già tại Áo, hơn 3.000 đại biểu của hầu hết
các nước trên thế giới tham dự. Hội nghị đã thông qua chương trình hoạt động
quốc tế về tuổi già; khuyến nghị Chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải
quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi, tập trung vào 6 lĩnh vực: sức
khoẻ và ăn uống; nhà ở và môi trường; gia đình; dịch vụ và bảo trợ xã hội; việc
làm; nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi về cuộc sống.
Ngày 14 tháng 12 năm 1990, Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 1 tháng 10 hàng năm làm
ngày quốc tế người cao tuổi, Ngày quốc tế người cao tuổi đầu tiên được tiến
hành vào ngày 1/10/1991.
2.Ý nghĩa: Ngày quốc tế người cao tuổi
được tổ chức để nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi,
là ngày để ghi nhận những đóng góp mà những người cao tuổi đã làm cho xã hội.
Đây là tâm điểm của Chương trình về người cao tuổi của Liên hiệp Quốc và các tổ
chức bảo vệ người cao tuổi.
3.
Mục đích:
Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thích ứng với giai đoạn già
hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao
tuổi, chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
4. Nội dung truyền thông:
4.1. Tuyên truyền phát huy vai trò của Người cao tuổi, thích ứng với giai đoạn già hóa dân số; hành động và tạo mọi điều kiện để người cao
tuổi sống thọ, sống khỏe, sống vui, sống có ích,...
4.2. Tuyên truyền, thay đổi hành vi của người dân về quyền, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi; không kỳ thị và coi người cao tuổi là gánh nặng;
cần quan tâm giúp đỡ, chăm sóc sức khỏe và phát huy vai trò NCT; nghĩa vụ, trách nhiệm phụng dưỡng NCT của gia đình và cộng đồng có NCT.
4.3. Mua Bảo hiểm y tế: mọi
người nên mua bảo hiểm y tế, đặc biệt là người cao tuổi và người thân nân mua
bảo hiểm y tế cho người cao tuổi.
4.4. Tuyên truyền, phổ biến
nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khoẻ cho người thân và người cao
tuổi: chăm sóc,
nâng cao sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh, chú trọng công tác dự phòng, sàng
lọc và phát hiện sớm, chữa trị kịp thời.
- Chế độ dinh
dưỡng hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh.
- Không hút thuốc lá, cân nặng hợp
lý; ăn nhiều rau, trái cây, ít mỡ; tập thể dục ít nhất 3 lần/tuần-đi bộ nhanh
hơn 30 phút; không uống rượu nhiều, tình dục an toàn.
- Khám sức
khoẻ định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần tại trạm y tế, các cơ sở y tế
- Giờ vàng trong đột quỵ (tai biến mạch máu
não): Khi nghi ngờ Đột quỵ (đột ngột yếu, liệt nữa người, nói khó,..) khẩn
trưởng đến cơ sở y tế để chuyển đến trung tâm can thiệp mạch não, càng sớm càng
tốt, trước 4 giờ (bệnh viện 115 thành phố Hồ Chí Minh,…..)
- Giờ vàng trong nhồi máu cơ tim: Khi
nghi ngờ nhồi máu cơ tim (đau ngực, khó thở, mệt,..): khẩn trương đến cơ sở y
tế gần nhất (trạm y tế, Trung tâm y tế, bệnh viện) để được xử trí, hướng dẫn,
chuyển bệnh viện tuyến trên, để xem xét can thiệp mạch vành (Bệnh viện Đại học
Y dược, BV Chợ Rẫy,...); thời gian càng sớm càng tốt
- Tầm soát và phát hiện sớm ung thư (K):
Tầm
soát định kỳ (khi chưa có biểu hiện bệnh) để phát hiện sớm K (nếu có)
·
Nội
soi đại tràng trái: từ 50 tuổi, mỗi 5 năm
·
Nội
soi toàn bộ đại tràng: từ 50 tuổi, mỗi 10 năm
·
Xét
nghiệm PSA (tầm soát K tiền liệt tuyến): với nam từ 50 tuổi, mỗi 1 năm
·
Nhủ
ảnh: với nữ từ 40 tuổi, mỗi 1 năm
·
Khám phụ khoa, xét nghiệm tế bào âm đạo,..,
đối với nữ đã có quan hệ tình dục từ 21 tuổi trở lên (ưu tiên nhóm 30-50 tuổi),
mỗi 1 năm
Khám
ngay khi có dấu hiệu cảnh báo ung thư
·
Thay đổi thói quen tiểu tiện, đại tiện
·
Viết
loét không lành
·
Chảy
máu hoặc tiết dịch bất thường
·
Khối
u/hạch ở vú hoặc bất kỳ nơi nào cơ thể
·
Ăn
khó tiêu hóa hoặc khó nuốt kéo dài (2 tuần)
·
Thay
đổi rõ ràng của mụn cóc, mụn cơm trên da
·
Ho,
khàn tiếng kéo dài
5. Chủ đề và khẩu hiệu tuyên truyền:
a. Chủ đề: “Gia đình và xã hội hãy tạo điều kiện để người cao
tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích”.
Các khẩu hiệu tuyên truyền:
- Quan tâm chăm sóc và phát huy
vai trò người cao tuổi - chủ động thích ứng với già hóa dân số
- Chăm sóc,
phụng dưỡng người cao tuổi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình vả toàn xã hội.
- Gia đình và xã hội hãy quan
tâm chăm sóc, phụng dưỡng để người cao tuổi có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc.
- Người cao tuổi cần vận động,
sinh hoạt điều độ để có sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.
- Gia đình và xã hội hãy tạo
điều kiện để ngừi cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích.