Hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết 15/6/2022
Hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết 15/6/2022
Hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết (SXH) với chủ đề “Không có lăng quăng, bọ gậy, không có sốt xuất huyết”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố tổ chức giám sát vector và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại phường Hồng Hà, phường Yên Ninh và phường Nguyễn Phúc thành phố Yên Bái từ ngày 12/6 - 14/6/2022.
Kết quả giám sát vector truyền bệnh tại thời điểm giám sát 91 hộ gia đình tại tổ 1, phường Yên Ninh, tổ dân phố Hồng Phú, phường Hồng Hà và tổ dân phốPhúc Thọ, phường Nguyễn Phúc chưa phát hiện vector chính Aedes aegypti truyền bệnh SXH, song đã bắt được vector phụ truyền bệnh (gồm cả muỗi và lăng quăng/bọ gậy Aedes albopictus) với chỉ số mật độ muỗitrung bình 0,88con/nhà không thuộc chỉ số mật độ muỗi cao (≥ 0,5 con/nhà) và chỉ số Breteau (BI)trung bình 12,08 (BI ≥ 20)không thuộc yếu tố nguy cơ cao. Tuy nhiên với Qua buổi tư vấn và tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp cho 217 người thuộc 91 hộ gia đình được giám sát véc tơ truyền bệnh SXH bằng cách giới thiệu một số hình ảnh đặc điểm nhận dạng muỗi Aedes (muỗi vằn truyền bệnh SXH) và muỗi Aedes albopictus (chủng muỗi phụ thu bắt được tại thành phố Yên Bái). Sự phát triển, đặc điểm sinh học quan trọng của muỗi vằn lây truyền virus Dengue gây bệnh SXH. Phân biệt giữa muỗi vằn truyền bệnh SXH với muỗi truyền bệnh sốt rét và muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Hướng dẫn và cùng người dân lật úp, dọn bỏ 419 dụng cụ chứa nước không dùng đến và các vật liệu, phế thải chứa nước ...; vệ sinh xung quanh nhà ở, phòng ngủ..., đậy nắp các dụng cụ chứa nước sinh hoạt hạn chế sự sinh sản và phát triển của muỗi truyền bệnh SXH tại các hộ gia đình. Sau buổi tuyên truyền đa số người dân đã nhận diện được loại muỗi vằn truyền bệnh SXH. Đặc biệt biết rõ thêm về đặc điểm sinh học quan trọng của muỗi vằn, biết thêm cách phòng tránh muỗi vằn đốt và các biện pháp phòng bệnh SXH: nằm màn, phun hóa chất diệt muỗi, xua muỗi, đuổi muỗi (kem xoa, hương xua muỗi…), phá bỏ nơi đẻ trứng, sinh sản phát triển của muỗivằn phòng chống SXH.
Cán bộ khoa Ký sinh trùng - Côn trùng giám sát vector truyền bệnh
Để chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết thì mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng cần:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không có nơi đẻ trứng.
- Thả cá vào lu, chum, vại, bể nước/hồ nước và dụng cụ chứa nước lớn để diệt loăng quoăng, bọ gậy.
- Thường xuyên thay nước bình hoa, đổ nước đọng tại khay nước tủ lạnh.
- Loại bỏ, lật úp các vật phế thải như chai, lọ, vỏ dừa, lốp vỏ xe cũ, các hốc chứa nước; lật úp các dụng cụ chứa nước chưa sử dụng không cho muỗi đẻ trứng.
- Nằm màn khi ngủ, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hoá chất phòng chống dịch bệnh.
- Không xem nhẹ, chủ quan đặc biệt trong thời điểm hiện tại dịch bệnh đang bùng phát mạnh tại các tỉnh vàthời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho vector phát triển và sinh sản làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại cộng đồng.
Khi bị sốt nghi ngờ SXH hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
Cộng đồng chung tay đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết
Diệt lăng quăng, bọ gậy là trách nhiệm của mọi nhà
Không có lăng quăng, bọ gậy, không có sốt xuất huyết