3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc
Hình ảnh tin tức 3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Qua thời gian, tất cả các loại sa sút trí tuệ đều sẽ dẫn đến mất trí nhớ, mất sự phán đoán và lí trí, thay đổi trong tính cách và hành vi, suy giảm thể chất và tử vong.

Tuy nhiên tốc độ mà nó ảnh hưởng tới con người có thể khác biệt từ người này sang người khác. Nó phụ thuộc vào nhiều thứ, bao gồm tuổi hay các chứng khác mà người bệnh mắc.

Khoảng 60% tới 80% các ca sa sút trí tuệ ở Mỹ đều được gây ra bởi bệnh Alzheimer (hơn 6 triệu người). Các nguồn bệnh phổ biển khác là sa sút trí tuệ mạch não, khi bạn có những cơn đột quỵ nhỏ và sa sút trí tuệ thể Lewy, khi các protein Alpha-synoclein trú ngụ tại một số điểm trong não.

Sau khi được chẩn đoán, chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: Những điều cần biết | Vinmec

Đa số các ca sa sút trí tuệ đều được gây ra bởi bệnh Alzheimer. Ảnh minh họa.

Giai đoạn sa sút trí tuệ nhẹ

Người bệnh có thể gặp khó khăn khi phải nhớ các từ và tên, học và ghi nhớ các thông tin mới cũng như lên các kế hoạch, làm các công việc phức tạp như lái xe.

Họ cũng có thể cảm thấy buồn bã, lo âu, mất hứng thú khi làm một việc trước kia thích làm và các biểu hiện của trầm cảm.

Giai đoạn sa sút trí tuệ vừa

Khả năng phán đoán/sử dụng cơ thể/xử lý giác quan bị ảnh hưởng. Điều này có thể gây ra vấn đề về vệ sinh, ngôn ngữ, di chuyển. Giai đoạn này là một giai đoạn sẽ thử thách bạn về cả mặt cảm xúc và thể chất.

"Bố tôi từ một người tốt bụng biến thành một con người ám ảnh. Mọi thứ còn tồi tệ hơn vào ban đêm. Ông ấy trở nên tăng động còn tôi thì mệt mỏi", chia sẻ của Robert Matsuda, một nhạc sĩ vừa phải làm việc toàn thời gian và chăm sóc cho người bố bị Alzheimer trong 3 năm, trước khi gửi ông vào một viện dưỡng lão gần đây.

Trong quá trình người bệnh đi từ giai đoạn nhẹ sang vừa, một số thay đổi về ngôi nhà có thể sẽ phải xảy ra bao gồm vứt bỏ thảm trải, lắp đặt các khóa an toàn và ghế để tiểu tiện trong phòng của bệnh nhân.

Đây cũng là thời điểm thích hợp để cho người bệnh tiếp xúc với chăm sóc giảm nhẹ để được hỗ trợ và kiểm soát hành vi.

"Tôi đã cảm thấy lo lắng lúc đầu, nhưng khi họ chỉ cho tôi cách kiểm soát các hành vi của bố tôi và mang các dịch vụ vào trong nhà – các y tá, người cung cấp y tế tại gia – tôi cảm thấy như được kỵ binh tới giúp đỡ", Matsuda nói.

Giai đoạn sa sút trí tuệ nặng

Mất trí nhớ nặng, di chuyển ít hoặc không di chuyển, khó khăn trong ăn uống và kiểm soát vệ sinh là những điều có khả năng cao xảy ra. Bạn có thể cần đến dịch vụ chăm sóc 24/7. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc nhận ra người thân và người chăm sóc.

Những người chăm sóc người bệnh phải đối mặt với áp lực trong giai đoạn vừa và nặng cũng có nguy cơ gặp phải đau buồn dự đoán khi cái chết của người thân đang đến gần. Nói chuyện với các điều dưỡng viên chăm sóc giảm nhẹ có thể giúp người chăm sóc hiểu hơn về những cảm xúc đó và cách đối phó với chúng.

Các chuyên gia cảnh cáo rằng những người chăm sóc không nhận được sự tư vấn sẽ trải qua giai đoạn đau khổ kéo dài sau khi người thân mất đi.

Để có cách chăm sóc tốt nhất cho người bị sa sút trí tuệ, gia đình người bệnh nên lập nhóm hoặc tham gia các buổi workshop giữa những người chung hoàn cảnh có người thân bị sa sút trí tuệ hoặc tìm kiếm sự tư vấn tốt nhất từ các cơ sở y tế hay các trung tâm dưỡng lão.


Hoàng Anh (SKĐS)
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/3-giai-doan-cua-benh-nhan-sa-sut-tri-tue-nguoi-than-can-biet-de-cham-soc-172240422155600764.htm
Để lại bình luận của bạn

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài